Mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng năm 2018

Thứ năm - 19/07/2018 16:03
Hiện nay, có nhiều trường hợp các bên trong hợp đồng có hành vi vi phạm như: đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, thanh toán tiền chậm hay giao hàng không đúng thỏa thuận … làm ảnh hưởng đến lợi ích của đối phương. Để giảm thiểu các trường hợp nêu trên, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin giới thiệu đến quý thành viên các mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định hiện hành.
Mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng năm 2018

 

Đối với các loại hợp đồng khác nhau thì mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ là khác nhau. Chi tiết được thể hiện qua bảng sau:

Loại hợp đồng

Mức phạt

Căn cứ pháp lý

1. Hợp đồng dân sự

Do các bên tự do thỏa thuận (không hạn chế mức tối đa)

Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015

2. Hợp đồng thương mại

Do các bên tự do thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005).

Điều 301 Luật Thương mại 2005

3. Hợp đồng xây dựng

- Do các bên tự do thỏa thuận.

- Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thì mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Điều 146 Luật Xây dựng 2014

4. Hợp đồng đấu thầu

- Tương tự như mức phạt của Hợp đồng xây dựng.

Tuy nhiên, nếu nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm hợp đồng thì còn sẽ không được hoàn trả mức bảo đảm thực hiện hợp đồng sau đây:

+ Đối với lựa chọn nhà thầu: từ 2 – 10% giá trúng thầu.

+ Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng.

- Điều 66 và Điều 72 Luật Đấu thầu 2013

- Điều 16 Nghị định37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Lưu ý: Điều khoản “Phạt vi phạm hợp đồng” không phải là một điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của mình cũng như tránh các tranh chấp phát sinh về sau thì các bên nên thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng và một khi đã thỏa thuận thì các bên phải tuân theo.

Tác giả bài viết: Kiều Nga

Nguồn tin: Pháp lý khởi nghiệp - Thư viện pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây